Du lịch trực tuyến tại Việt Nam – Mỏ vàng bỏ ngỏ
Hiện nay Việt Nam đang ưu ái ngành du lịch và được Chính Phủ xác định là ngành kinh tế mũi nhọn với những khoản đầu tư khổng lồ.
Chi tiêu Chính Phủ trong Kế Hoạch Hành Động Du Lịch Quốc Gia từ 2000 – 2005 lên đến 112 tỷ đồng (trên 7 triệu USD), một phần trong số này được dùng để hỗ trợ công tác xúc tiến du lịch trong và ngoài nước. Trong xu thế chung đó, doanh nghiệp (DN) thuộc lĩnh vực du lịch cũng ra sức đẩy mạnh hoạt động. Tuy nhiên, không phải tất cả các DN hay cơ quan nhà nước đều hiểu được CNTT chính là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển du lịch. Du lịch trực tuyến và dịch vụ bổ trợ đang dần trở thành một cuộc đua khốc liệt trên quy mô toàn cầu.
“Internet được coi là một trong những nhân tố quan trọng đặt dấu ấn rõ rệt nhất trong sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp du lịch. Khách hàng ngày càng thành thạo các thao tác tìm kiếm và mua dịch vụ trực tuyến. Họ hy vọng tìm thấy những thông tin chất lượng cao và để có thể tổ chức và mua được gói dịch vụ tốt nhất trong mỗi dịp đi du lịch… Nắm được những cơ hội do các công cụ ICT (CNTT-TT) mang lại là một ưu tiên hàng đầu đối với cả nhà nước và tư nhân cũng như các nhà cung cấp dịch vụ du lịch” – UNCTAD (trích Báo cáo TMĐT 2005 của Vụ TMĐT, Bộ Thương Mại).
1. Tiềm năng du lịch tại Việt Nam
Trong “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030″, đã nêu rõ các quan điểm, mục tiêu, giải pháp và các chương trình hoạt động cụ thể ứng với từng địa phương có tiềm năng du lịch phát triển. Du lịch hiện được đánh giá là ngành công nghiệp không khói, có khả năng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đưa Việt Nam trở thành một tên tuổi đáng tin cậy về dịch vụ, cảnh quan và văn hóa trên bản đồ du lịch thế giới. Trong năm 2015, ngành du lịch Việt Nam đạt mục tiêu thu hút được từ 7 triệu đến 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 37 triệu lượt khách du lịch nội địa. Để đạt được mục tiêu này, không chỉ các địa phương có tiềm năng du lịch mà cả các doanh nghiệp lữ hành, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ và các dịch vụ bổ trợ cho khách du lịch cần nỗ lực hơn nữa để cải thiện chất lượng và đa dạng loại hình dịch vụ.
Cùng với việc phát triển cơ sở hạ tầng, du lịch trực tuyến là một kênh thông tin quan trọng, giúp mở ra cánh cửa kết nối giữa đơn vị cung cấp dịch vụ và khách hàng. Với hơn 33 triệu người dùng Internet, và số lượng điện thoại di động và thuê bao 3G ngày càng tăng lên, khách hàng trong nước đang dần làm quen với tiêu dùng online. Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp lữ hành lớn hoặc khách sạn tên tuổi mới quan tâm đến việc phát triển thương hiệu trong môi trường Internet.
2. Thay đổi ngay từ bây giờ nếu không muốn quá muộn?
Tại Việt Nam, một công ty chuyên kinh doanh tour và khách sạn là Holiday Tours cho chúng tôi biết doanh thu chủ yếu qua trang web www.asiabestlink.com. Ông Nguyễn Việt Cường (Giám đốc công ty) cho biết: “Hiện nay trrang web của chúng tôi hàng tháng trung bình có khoảng 6.000 lượt truy cập và tỷ lệ đặt tour trực tuyến chiếm 10% số này, và đương nhiên tỷ lệ này khá cao đối với các công ty du lịch Việt Nam”. Và ngày nay các khách hàng đi du lịch du lịch có thói quen tìm hiểu thông tin trước chuyến đi kỹ càng hơn để lựa chọn dịch vụ tốt nhất. Với sự phát triển mạnh mẽ của internet, người dùng đã không còn thói quen lưu trữ thông tin trên PC mà truy cập lấy thông tin trực tiếp từ internet.
Sự phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin (CNTT) đã góp phần thay đổi mạnh mẽ cách thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp du lịch, nhà hàng, khách sạn … các dịch vụ trực tuyến hoạt động mạnh mẽ mà điển hình là cách thiết kế website du lịch hay thiết kế website nhà hàng, website khách sạn đã giúp ích không nhỏ cho thị trường trực tuyến cạnh tranh. Và để cạnh tranh trực tuyến, các doanh nghiệp không chỉ so găng về giá và còn so găng về các vấn đề khác.
Vậy câu hỏi đặt ra là Việt Nam cần làm gì để có thể phát triển thương mại điện tử cho ngành du lịch?
VNCI (Báo cáo của Dự án Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh) cho rằng: Chính Phủ nên đầu tư hơn nữa vào việc nâng cấp hạ tầng cơ sở CNTT như băng thông, cổng kết nối địa phương để giảm mức phí và có được dịch vụ ổn định. Điều này sẽ khuyến khích các khách hàng ứng dụng CNTT nhiều hơn và tăng tính cạnh tranh của ngành du lịch. Chính Phủ cũng cần hoàn thiện các quy định liên quan đến nội dung, thanh toán Internet trực tuyến. (Trích VNCI)
Để lấy lòng khách hàng và đáp ứng xu hướng tiêu dùng online của khách hàng du lịch, hay các dịch vụ du lịch như nhà hàng khách sạn, việc thay đổi tư duy kinh doanh trực tuyến nên bắt đầu ngay từ hôm nay nếu không muốn nó quá muộn và “chạy theo sau” các đối thủ đi trước. Và làm thế nào để doanh nghiệp nội địa có thể cạnh tranh và chiếm lòng tin của khách hàng trong nước thay vì để các doanh nghiệp quốc tế chiếm dần thị trường, đó là điều mà các ông chủ Việt ngành du lịch nên cân nhắc một cách chỉn chu.
3. Làm thế nào để cạnh tranh trong du lịch trực tuyến?
Ngày nay, người có nhu cầu đi du lịch đa phần chủ động đặt vé máy bay, đặt phòng trên các trang lớn như booking.com; agoda.com;…Trong hội nghị Web in Travel (WIT), doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch đã nhận thấy rõ sức mạnh và khả năng hoạt động nền tảng thương mại di động và Facebook là 2 trong số những xu hướng được dự báo sẽ phát triển nhanh chóng lên ngôi trong thời gian tới và nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến diện mạo và chất lượng của du lịch trực tuyến.
Mặc dù vậy, tại Việt Nam rất nhiều ông chủ sở hữu trang web du lịch chỉ làm cho có hoặc cho vui và chưa có sự đầu tư bài bản cũng như chuyên nghiệp và kinh nghiệm để tạo ảnh hưởng đến thị trường và làm thương hiệu hình ảnh của mình trong môi trường Internet. Người dùng đang ngày càng khó tính và cẩn thận với các thông tin trên mạng, thông qua một trang web, người dùng muốn thấy hình ảnh và thông tin từ phòng nghỉ, dịch vụ hoặc các sản phẩm nổi bật. Trước tiên, các doanh nghiệp, đơn vị du lịch nên tập trung phát triển nội dung và hình ảnh sản phẩm thật chuyên nghiệp trong trang web.
Để có thể sống sót cạnh tranh trong môi trường khốc liệt này, các doanh nghiệp du lịch nên chủ động làm ngay và luôn để có được khách hàng? Việc xây dựng và thiết kế web du lịch, website nhà hàng, khách sạn là chưa đủ, ngày càng nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư mạnh tay cho lĩnh vực thiết kế website du lịch để bắt nhịp cùng thị trường.
Với nền tảng là thiết kế web du lịch, đầu tư chi phí tối thiểu cho thị trường “ngách”, các đơn vị du lịch cũng cần tập trung với nền tảng smartphone (trang web cho thiết bị di động). Bắt kịp xu hướng thương mại di động (mobile commerce) được rất nhiều chuyên gia marketing đánh giá cao, những thuật toán mới cho di động được Mr Google cập nhật hồi cuối tháng 4 chính là lời thông báo cho bạn việc làm gì trên phiên bản web để hỗ trợ người dùng bắt kịp xu hướng của tương lai.
Ngoài ra mạng xã hội Facebook là một xu hướng du lịch trực tuyến quen thuộc của các bạn trẻ và nó có khả năng lây lan nhanh chóng. Nó không chỉ là công cụ marketing cực chất mà hiệu quả mang lại có khi không ngờ tới. Hãy bỏ ngay tư tưởng kinh doanh chụp dựt và thiếu chiến lược phát triển lâu dài, tập trung vào chăm sóc khách hàng và để lại ấn tượng sau mỗi chuyến đi trên các kênh xã hội là liều thuốc mạnh để gầy dựng thương hiệu vững chắc trên mạng xã hội. Mặt khác nó làm hình ảnh du lịch Việt đẹp hơn trong mắt du khách quốc tế.
Du lịch thông qua trực tuyến trên thế giới không còn là xu hướng mà nó là 1 hoạt động thường niên cũng như bắt buộc đối với một doanh nghiệp muốn cạnh tranh trên thị trường và Việt Nam đang nằm trong xu hướng hội nhập. Vì vậy để có thể cạnh tranh được với doanh nghiệp quốc tế, ngành du lịch Việt cần nắm bắt xu hướng và phát triển đúng cách bằng cách đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh du lịch trực tuyến để tránh bị “bỏ sau lưng” mỏ vàng chưa được khai thác này.
Nếu quý khách cần thiết kế website Du Lịch tại Điểm Tựa Việt vui lòng liên hệ
ĐIỂM TỰA VIỆT – CÔNG TY THIẾT KẾ WEB HÀNG ĐẦU CHO DOANH NGHIỆP
Công Ty TNHH MTV Công Nghệ Điểm Tựa Việt
19 Nguyễn Mộng Tuân – Q. Liên Chiểu – Tp. Đà Nẵng
Hotline: 0943.559.573
Email: info@diemtuaviet.net
Website: https://diemtuaviet.net
Fanpages: Fb.com/dtvtech