Thiết kế website tại Điểm Tựa Việt chất như nước cất với 8 nền tảng CMS tốt nhất

Thiết kế website chất như nước cất với 8 nền tảng CMS tốt nhất hien nay

Để xây dựng một trang web chất lượng và thu hút được nhiều khách, độc giả truy cập, CMS (Content Management System) được xem là hệ thống quản lý nội dung thiết yếu cần có cho website của bạn để tạo ra được nhiều nội dung phong phú, nhanh chóng.

Sơ bộ về hệ thống quản trị nội dung – CMS

Hệ quản trị nội dung hay hệ thống quản lý nội dung (Content Management System –  viết tắt là CMS) là một ứng dụng cho phép bạn xuất bản và quản lý nội dung trên web theo cách trực quan nhất. Ví dụ, bạn sử dụng trình soạn thảo văn bản (như Notepad trên Windows hoặc TextEdit trên macOS) có khả năng xuất bản bài viết trực tiếp lên trang web mà bạn sở hữu.

Thiết kế website chất như nước cất với 8 nền tảng CMS tốt nhất hiện nay
Thiết kế website chất như nước cất với 8 nền tảng CMS tốt nhất hiện nay

 

CMS đóng vai trò quan trọng trong việc tạo, xuất bản và quản trị nội dung cho một trang web.

Đó là một ví dụ rất cơ bản để bạn dễ hình dung về một CMS. Tất nhiên, ngày nay hầu hết các CMS đều đã được cải tiến lên một tầm cao mới, giúp người quản trị có thể làm được nhiều việc hơn. Chúng cho phép bạn lập chỉ mục nội dung, thay đổi nội dung, định dạng nội dung bằng trình chỉnh sửa trực quan và hơn thế nữa.

CMS đóng vai trò quan trọng
CMS đóng vai trò quan trọng

 

CMS cung cấp cho bạn một cách dễ dàng và linh hoạt để xây dựng trang web và xuất bản nội dung mới.

Các bạn cần lưu ý, CMS sẽ khác với website builder (trình xây dựng trang web). Cụ thể, website builder là công cụ giúp bạn tạo trang web mà không cần kiến thức lập trình (coding) thông qua giao diện, thường là sử dụng phượng pháp kéo thả. Trong khi đó, CMS không những giúp bạn tạo trang web mà còn giúp bạn quản lý toàn bộ nội dung trên đó, phức tạo hơn và có thể tùy chỉnh nhiều hơn để kiểm soát cách trang web hiển thị và tương tác với người xem.

Mặt khác, nếu bạn thiếu kiến thức kỹ thuật thì vẫn có thể sử dụng được CMS chứ không phải hoàn toàn là không. Tuy nhiên, nếu biết lập trình thì vẫn tốt hơn, vì bạn sẽ có nhiều quyền tùy chỉnh hơn. Ngày nay, các CMS tốt nhất đã có nhiều công cụ giúp bạn thiết kế web và tạo ra được các trang web hiện đại.

CMS cung cấp cho bạn một cách dễ dàng và linh hoạt
CMS cung cấp cho bạn một cách dễ dàng và linh hoạt

 

CMS hiện nay có tính tuỳ chỉnh cao với rất nhiều tính năng.

Ngày nay, CMS rất linh hoạt để bạn có thể sử dụng chúng cho hầu hết mọi loại dự án bạn muốn. Tuy nhiên, lý tưởng nhất vẫn là xây dựng website dựa trên thế mạnh về nội dung và lan truyền nội dung. Từ đó bạn có thể dùng CMS để tạo blog đơn giản, trang web hướng dẫn, danh mục đầu tư, trang web tin tức, v.v… Với các công cụ phù hợp, bạn thậm chí có thể giải quyết các dự án web nâng cao hơn bằng cách sử dụng CMS, chẳng hạn như cửa hàng trực tuyến, trang web thành viên và diễn đàn.

Những tính năng cốt lõi cần có ở CMS chất lượng

Xuống tới đề mục này thì chắc bạn đã nắm được phần nào cơ bản về CMS rồi, bây giờ tới phần tìm hiểu những tính năng cần phải có ở một CMS “ngon lành cành đào”:

  • Dễ dàng xuất bản nội dung mới: Bất kỳ CMS chất lượng nào cũng sẽ sở hữu một trình soạn thảo mạnh mẽ và nhiều tùy chọn để đảm bảo nội dung của bạn trông thật nổi bật.
  • Tùy chọn phân loại nội dung: Trang web của bạn càng có nhiều nội dung thì càng phải được tổ chức một cách hợp lý và logic. Đó là lý do tại sao một CMS tốt cần phải giúp bạn tạo được chỉ mục, gắn thẻ tag, và có các lựa chọn phân loại khác cho bài viết của bạn, v.v…
  • Chức năng chỉnh sửa trang: Ngoài việc xuất bản nội dung, bạn sẽ cần tạo nhiều loại trang khác nhau cho trang web của mình. CMS sẽ cung cấp các công cụ mà bạn cần để hoàn thành công việc.
  • Khả năng tùy biến cao: Theo kinh nghiệm của TechTimes, các nền tảng CMS tốt nhất bắt buộc phải có khả năng tùy biến cao. Từ đó cho phép bạn thêm hầu hết mọi tính năng mà bạn muốn vào website.
  • Một cộng đồng đông đảo: CMS nào mà có lượng tương tác giữa người dùng với nhau càng lớn thì khả năng phát triển của CMS đó càng mạnh. Các bản cập nhật, bản vá lỗ hổng bảo mật, và kiến thức từ cộng đồng này sẽ là bảo trợ tốt nhất cho website của bạn.

Trên đây là năm tính năng cốt lõi ở một CMS chất lượng mà bạn nên chọn dùng cho website của mình. Và bây giờ là 8 cái tên nổi bật trong số các tùy chọn CMS tốt nhất cho năm 2019 để bạn lựa chọn, tuỳ nhu cầu thực tế của mình nhé!

1. WordPress

Giao diện WordPress

Giao diện WordPress
Giao diện WordPress

 

WordPress đã quá nổi tiếng và rất nhiều trang web lớn sử dụng nền tảng này.

Khi nói đến việc quản lý nội dung, WordPress cung cấp các trải nghiệm hàng đầu. Xuất bản bài viết và trang mới rất đơn giản, bạn có quyền truy cập vào trình chỉnh sửa văn bản mạnh mẽ cho phép bạn định dạng bài viết. Hơn nữa, nền tảng này cũng hỗ trợ đăng ký tài khoản người dùng, được cập nhật thường xuyên và có một cộng đồng lớn, hữu ích.

Nhược điểm duy nhất khi sử dụng WordPress là đôi khi bạn phải cài quá nhiều plugin để thêm tính năng bạn cần vào website. Vì vậy việc lựa chọn các CMS khác sẽ phụ thuộc vào việc website của bạn chủ yếu cần gì.

2. Joomla!
Joomla!Joomla!
Joomla!

ó thể nói Joomla! là đối thủ chính của WordPress, và cả hai nền tảng CMS này đều được rất nhiều người dùng đánh giá cao. Tuy nhiên, Joomla thua WordPress ở chỗ là không mấy thân thiện với người dùng mới bắt đầu tìm hiểu CMS, nhưng lại linh hoạt hơn ở một số khía cạnh.

Ví dụ, Joomla là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn cần quản lý nhiều loại bài đăng tùy chỉnh. Rất lý tưởng để vận hành một website mà không phụ thuộc quá nhiều vào văn bản. Nền tảng này cũng cung cấp nhiều tùy chọn hơn khi quản lý người dùng. Điều này giúp Joomla trở thành một sự lựa chọn tuyệt vời cho các trang web thiên về các thành viên.

Một trang web sử dụng CMS Joomla.
Một trang web sử dụng CMS Joomla.

 

Trên hết, Joomla cũng bao gồm hỗ trợ đa ngôn ngữ. Đồng nghĩa với việc bạn không cần sử dụng plugin hoặc tiện ích mở rộng để thêm ngôn ngữ vào trang web của mình. Cuối cùng, Joomla cho phép bạn sử dụng nhiều theme và templates cùng lúc đối với các loại nội dung khác nhau.

Như đã nói phía trên, Joomla không thân thiện cho người mới bắt đầu như WordPress, vì vậy bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để làm quen và học cách vận hành CMS này.

Chưa hết, Joomla cũng không hỗ trợ nhiều extension và template như các đối thủ cạnh tranh. Tuy đây không phải là vấn đề gì lớn, vì nó đã có nhiều tính năng được tích hợp sẵn cũng như các tính năng có thể lập trình thủ công. Việc này giúp Joomla trở thành một môi trường tốt cho trải nghiệm lập trình và phát triển web.

3. Drupal
Drupal
Drupal

 

Drupal cũng là một trong những CMS mã nguồn mở tốt nhất hiện nay. Mặc dù bị WordPress và Joomla bỏ xa về mặt thị phần, nhưng điều đó không có nghĩa là Drupal không tiện lợi bằng.

Trên thực tế, Drupal cũng có nhiều ưu điểm ở nhiều lĩnh vực giống như Joomla. Ví dụ, nó có thể cung cấp một hệ thống rất linh hoạt để xử lý các loại bài đăng tùy chỉnh. Cung cấp cho bạn mức độ kiểm soát cao đối với người dùng và quyền của họ hoặc thậm chí nó có thể xử lý các trang web đa ngôn ngữ.

Tuy nhiên, có những mảng mà Drupal đặc biệt nổi trội. Như hệ thống taxonomy của nó, lại tốt hơn hẵn các đối thủ. Hơn nữa, Drupal được cho là một nền tảng an toàn hơn hẳn WordPress và Joomla.

Bạn có thể xây dựng hầu như tất cả mọi website bằng cách sử dụng 3 nền tảng CMS lớn nhất này: WordPress, Joomla, Drupal. Tuy nhiên, Drupal được cho là có tính mở rộng và bảo mật tốt hơn, khiến nó được dùng nhiều cho các trang web của doanh nghiệp và tập đoàn.

Tuy nhiên, để học được Drupal cũng khó khăn, bởi vậy TechTimes cho rằng trừ khi bạn có kinh nghiệm lập trình web thì mới nên chọn dùng Drupal.

4. Typo3
Typo3
Typo3

 

Bây giờ tới các CMS ít phổ biến hơn, do ít người sử dụng nhưng vẫn đáng giá và có thế mạnh riêng.

Đầu tiên là Typo3, đây là CMS lấy khả năng mở rộng làm điểm mạnh chính, nó phục vụ cho các startup hoặc những website tập đoàn. Ví dụ, nếu bạn muốn sử dụng CMS để xây dựng một mạng nội bộ thì Typo3 là lựa chọn “chuẩn không cần chỉnh”.

Giống như Joomla, Typo3 cũng không mấy thân thiện với người dùng mới. TechTimes cho rằng CMS này phù hợp với những ai biết lập trình web, và không phù hợp cho những web đơn giản, nhỏ.

Tuy nhiên, Typo3 có rất nhiều tính năng thú vị, như hỗ trợ đa ngôn ngữ, cho phép bạn chạy nhiều trang web chỉ bằng một bản cài đặt, điều này có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều công sức.

Nói chung, Typo3 phù hợp với những ai cần quản lý nhiều web cùng một nhánh. Với CMS này bạn có thể chia sẻ template, extensions, và thậm chí cả người dùng với với nhau, điều mà các CMS khác không hỗ trợ.

5. Serendipity
Serendipity
Serendipity

 

Serendipity là một CMS thân thiện với người dùng, hoàn hảo cho các blog nhỏ. Có thể nói đây là một trong những CMS nhẹ nhất bạn có thể sử dụng.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Serendipity thiếu tính năng. Thay vào đó, Serendipity cung cấp hiệu suất tuyệt vời cho hầu hết các trang web nhờ khả năng tạo bộ nhớ đệm (caching) mặc định rất linh động

Trong trường hợp muốn thêm tính năng bạn có thể sử dụng theme và plugin. Hơn nữa, bạn cũng có thể tìm thấy plugin riêng cho front-end và back-end. Việc này cũng giúp quá trình thêm tính năng trở nên dễ dàng hơn.

Tóm lại, Serendipity rất phù hợp cho những website nhỏ. Vì việc cài đặt rất đơn giản, nên bạn có thể dễ dàng tạo được một blog rất trang nhã và tinh tế. Tuy nhiên, nó thiếu một chút sức mạnh để có thể bảo trợ cho những dự án tham vọng hơn.

6. Dotclear
Dotclear
Dotclear

 

Dotclear là một tùy chọn CMS tuyệt vời khác nếu bạn đang tìm kiếm trải nghiệm viết blog đơn giản. Trong số tất cả các CMS mà TechTimes đã thử nghiệm, rất ít CMS dễ sử dụng như Dotclear. Mặc dù vậy, nền tảng này có trải nghiệm chỉnh sửa rất giống với những gì WordPress cung cấp.

Với Dotclear, bạn có quyền truy cập vào một tập hợp mạnh mẽ các tùy chọn xuất bản, quản lý và phân loại bài viết. Nền tảng này cho phép bạn viết bài đăng của mình bằng văn bản thuần túy, HTML và thậm chí cú pháp Wiki.

Ngoài những tính năng cơ bản đó, Dotclear còn cho phép bạn tạo RSS feed và có thể thêm chức năng mới vào trang web của mình bằng cách sử dụng plugin và theme.

TechTimes đánh giá Dotclear và Serendipity là hai trong số những nền tảng CMS tốt nhất bạn có thể chọn nếu đang muốn trải nghiệm viết blog đơn giản. Ngoài ra, một trong số đó bao gồm tất cả các tùy chọn bạn sẽ cần để khởi động một dự án thành công. Cái nào bạn chọn sẽ chỉ đơn giản là đi theo sở thích cá nhân.

7. ImpressPages
ImpressPages
ImpressPages

 

Tiếp theo, ImpressPages là một CMS ít được biết đến. Tuy nhiên, nó cung cấp một trong những trải nghiệm viết blog tốt nhất mà TechTimes từng thấy cho đến nay. Trình chỉnh sửa văn bản rất gọn và giao diện bắt mắt, hiện đại. Ngoài ra, nó còn cho phép bạn thêm một số yếu tố mà các CMS khác không cho (nếu không cài phần mở rộng) như bản đồ và biểu mẫu.

Bên cạnh việc viết blog, ImpressPages còn ghi điểm cao nhờ vào thiết kế của nó. Giao diện quản lý hiện đại và mạnh mẽ, dễ dùng, giúp bạn có thể tùy chỉnh trang dễ dàng và có thể chỉnh nhiều chức năng của trang web.

ImpressPages cũng có trình builder giúp bạn kéo thả nội dung rất tiên, để bạn tạo một web đơn giản trong nháy mắt. Và dĩ nhiên, CMS này cũng hỗ trợ sử dụng plugin và theme.

Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng ImpressPages khó lòng cạnh tranh lại với các CMS phổ biến như WordPress khi nói đến số lượng tiện ích mở rộng tuyệt đối. Có nghĩa là các tính năng của CMS này sẽ bị hạn chế, kém linh hoạt hơn so với WordPress.

8. Chamilo
Chamilo
Chamilo

 

Cuối cùng nhưng cũng không kém tầm quan trọng, đó chính là Chamilo. CMS này khác với mọi nền tảng khác ở chỗ nó thiên về một loại website duy nhất – nền tảng học tập. Trên thực tế, Chamilo còn được gọi dưới một cái tên khác thay vì CMS là Learning Management System (LMS), một nhánh của CMS chuyên về tạo website học trực tuyến.

Với Chamilo, bạn có thể tạo các khóa học trực tiếp từ đơn giản đến phức tạp. Các lớp học của bạn có thể bao gồm văn bản, nội dung đa phương tiện, câu hỏi nhiều đáp án, bài tập, vâng vâng. Nếu bạn muốn tìm CMS giúp bạn học và dạy học, vậy không phải tìm đâu xa nữa.

So sánh Chamilo với các tùy chọn CMS khác thì nó rất khác biệt vì mục đích sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, Chamilo có thị trường riêng của nó nhờ vào tính đơn giản và tiện dụng. Nó là nền tảng tốt nhất để bạn có thể quản lý nhiều giáo viên, nhiều học sinh và có công cụ để bạn tạo ra những lớp học trực tuyến tốt nhất.

Nhược điểm duy nhất của Chamilo là sự phát triển của nền tảng này không nhanh như các CMS khác kể trên. Tuy nhiên, nó có một cộng đồng sử dụng lớn và mạnh ở cả 2 ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Tây ban nha. Bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ các cộng đồng người dùng này.

Kết luận

Việc chọn sử dụng CMS nào cũng mang tính cá nhân như chọn hệ điều hành vậy. Tất cả các tùy chọn CMS tốt nhất đều có người ủng hộ hoặc kẻ gièm pha, bạn chỉ cần lựa chọn kỹ dựa trên sở thích và nhu cầu tạo website của bạn.

Nếu quý khách cần thiết kế website chuyên nghiệp  tại Điểm Tựa Việt  vui lòng liên hệ

ĐIỂM TỰA VIỆT  – CÔNG TY THIẾT KẾ WEB HÀNG ĐẦU CHO DOANH NGHIỆP 

     Công Ty TNHH MTV Công Nghệ Điểm Tựa Việt
19 Nguyễn Mộng Tuân – Q. Liên Chiểu – Tp. Đà Nẵng
Hotline: 0943.559.573
Email: info@diemtuaviet.net
Website:
 https://diemtuaviet.net
F
anpages: Fb.com/dtvtech